Nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy đến với vật nuôi, cây trồng trong đợt rét đậm, rét hại, nhiều địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp chống rét.
Tại Lai Châu, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban chuyên môn và chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Đặc biệt, chú trọng đến các khu vực vùng cao, những nơi thường xuyên có thiệt hại do rét đậm, rét hại.
Theo đó, người dân được hướng dẫn dự trữ thức ăn; sửa lại chuồng trại, chuẩn bị sẵn than, củi, trấu... để sưởi ấm cho trâu, bò khi thời tiết rét đậm; tránh thả rông trâu bò khi thời tiết giá rét kéo dài, nhiệt độ dưới 12 độ C; che phủ nilon cho mạ đúng kỹ thuật, không gieo cấy, chăm sóc lúa khi nhiệt độ dưới 15 độ C; trâu, bò già chủ động loại thải làm thực phẩm; thu hoạch trước cá thương phẩm nhằm giảm thiểu thiệt hại...
Người dân thường xuyên cập nhật diễn biến của thời tiết để chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Tỉnh cũng thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai, chỉ đạo sát sao.
Tỉnh Bắc Kạn cũng đã phê duyệt phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân năm 2020- 2021. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND các huyện thành phố cần chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc tham gia tuyên truyền để người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng; chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản.
Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư sản xuất, thức ăn, chuồng trại, cây giống, con giống; kịp thời ứng phó khi thiên tai xảy ra, đặc biệt là rét đậm, rét hại. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trong công tác phòng, chống rét cho cây trồng; chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản, phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất.
Thanh Hóa đã có văn bản hướng dẫn đến các huyện, thị xã, thành phố, tuyên truyền, khuyến cáo đến bà con nông dân các biện pháp chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Khuyến cáo các hộ chăn nuôi không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do ngoài trời khi thời tiết rét đậm, phải nhốt trong chuồng có kiểm soát.
Theo đó, người dân có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi... Đối với diện tích cây trồng, thực hiện che bạt, phủ nilon trên những diện tích cây trồng ưa ấm, nhất là diện tích trồng các loại rau màu trái vụ. Đối với diện tích mạ sẽ được gieo cấy trong vụ đông xuân 2020-2021 chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp chống rét cho mạ.
Người dân cũng được khuyên tăng cường các biện pháp chăm sóc, vỗ béo đàn gia súc để tăng sức đề kháng với đói rét và dịch bệnh. Chủ động tiêm phòng đầy đủ. Những ngày rét đậm nên nhốt vật nuôi tại chuồng, cung cấp đủ thức ăn, nước uống có pha thêm muối, giúp gia súc giữ thân nhiệt.
Việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc đúng thời điểm sẽ hạn chế thấp nhất những thiệt hại về kinh tế, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững đối với lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh, đồng thời cũng là cách tốt nhất để đảm bảo lợi ích về kinh tế cho người chăn nuôi ở địa phương khi thời tiết rét đậm, rét hại.
=> Mua két sắt chính hãng tại TPHCM https://ketsatphutai.vn/ket-sat-gia-re-tai-hcm.html
Gia đình