Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 9, toàn thành phố ghi nhận hơn 5.300 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, chưa ghi nhận ca tử vong.
- Bồn cầu Viglacera chính hãng đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, bền đẹp giá rẻ.
- Bồn cầu Viglacera sản phẩm quan trọng quyết định giá trị nhà tắm
- Thông tin chính thức vụ cán bộ công an nổ súng tại chi nhánh ngân hàng
Theo đánh giá từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, số người mắc bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng trong hai tháng gần đây. Trong đó, vào những tuần của tháng 9, mỗi tuần đều ghi nhận trên 400 trường hợp mắc mới. Bệnh nhân có ở 465/584 xã, phường, thị trấn (chiếm 79%).
Một số xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân hoặc ổ dịch phức tạp kéo dài, quy mô như Tiền Phong (Thường Tín), Mễ Trì, Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm), Phương Trung (Thanh Oai), Tân Triều, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), Minh Khai (Bắc Từ Liêm), Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), Đại Kim (Hoàng Mai), Sơn Đồng, Kim Chung (Hoài Đức), thị trấn Phùng (Đan Phượng).
Dự báo những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết thất thường, số trường hợp mắc bệnh có thể tăng đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng Mười và Mười một.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết bệnh sốt xuất huyết thông thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn:
Trong 2-3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm.
Từ cuối ngày thứ ba đến ngày thứ bảy: Bệnh nhân lui sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.
Từ ngày thứ bảy: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.
PGS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Paster TP.HCM cho biết bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng chống sốt xuất huyết là biện pháp tổng thể, kể cả khi nghiên cứu vắc xin ngừa bệnh sốt xuất huyết thành công thì để kiểm soát triệt để bệnh sốt xuất huyết vẫn rất cần sự ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ dân, vai trò chỉ đạo của chính quyền cơ sở và nỗ lực của ngành Y tế trong kiểm soát sớm, hiệu quả các ổ dịch sốt xuất huyết, như các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
PGS Lân cho rằng về lâu dài, Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất 5 chiến lược trọng tâm bao gồm: Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue; giám sát kết hợp (Dịch tễ - Vi rút - Côn trùng) và đáp ứng chống dịch (xử lý ổ dịch và dập dịch); kiểm soát véc tơ bền vững bằng cách diệt lăng quăng/bọ gậy là chính; đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết...
Dù vậy, cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn - thủ phạm gây ra cái chết cho nhân loại được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay, theo thống kê của WHO.